THÀNH VIÊN
                BAN CHẤP HÀNH
                • VPPA
                • Đồng Tiến
                • Thuận Phát Hưng
                • Á Châu
                • CPPaper-Phùng Vĩnh Hưng (29/12/2010) - 1988
                • Xuân Mai (15/10/2004)
                • Rạng Đông (04/10/1995)
                • Đông Hải Bến Tre
                • Vĩnh Phú
                • Vietpaper
                • Đức Toàn
                • Thuận An
                CÁC NHÀ TÀI TRỢ
                • Nhataitro-QingLiang
                • Nhataitro-Wanda Boiler
                • Nhataitro-JingXin
                • Nhataitro-Gaoda
                • Nhataitro-Emin Dye
                • Nhataitro-Yunda
                • Nhataitro-HuaLong
                • Nhataitro-ZhongTai
                • Nhataitro-AroxTech
                • Nhataitro-Tianli
                • Nhataitro-Tri-Circle
                • Nhataitro-Sumec
                • Nhataitro-Aixier
                Số người đang online: 62
                Tổng số lượt truy cập: 4.712.481
                Số lượt click trong ngày: 6.181
                Tổng số lượt click: 14.701.360

                Tin kinh tế
                Thứ ba, 09/07/2019 15:07

                Tetra Pak mở cửa nhà máy sản xuất hộp giấy tại Bình Dương

                Tetra Pak vừa khánh thành nhà máy sản xuất vật liệu hộp giấy tại Bình Dương ngày 3-7. Đây là nhà máy thứ 8 tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương với tổng trị giá 120 triệu euro (135 triệu đô la Mỹ), chuyên cung ứng hộp giấy tiệt trùng cho thị trường nội địa và xuất khẩu sang các nước trong khu vực ASEAN, Úc và New Zealand.

                Nhà máy Tetra Pak tại Bình Dương. Ảnh: Ban tổ chức cung cấp

                Nhà máy sản xuất hộp giấy tiệt trùng của công ty Thụy Điển này nằm tại khu công nghiệp VSIP 2 - A, tỉnh Bình Dương. Lãnh đạo công ty cho hay, nhà máy tại Việt Nam có công suất 12 tỉ hộp giấy/năm và có thể mở rộng lên đến 20 tỉ hộp. Trong giai đoạn đầu, nhà máy sẽ sản xuất các dòng hộp giấy đang phổ biến tại Việt Nam là Tetra Brik Aseptic và Tetra Fino, và dự kiến sẽ mở rộng thêm nhiều dòng sản phẩm khác trong tương lai.

                Phía Tetra Pak cho hay, với 65 năm kinh nghiệm sản xuất trên toàn cầu, nhà máy ở Bình Dương sẽ áp dụng hệ thống kiểm soát năng lượng và các thiết bị tái chế nước. Nhà máy có thể giảm mức tiêu thụ năng lượng cho các trang thiết bị lên tới 36% và tái sử dụng hơn 21 triệu lít nước mỗi năm. Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất và nhà kho được lắp hệ thống điều hoà không khí nhằm bảo đảm chất lượng tốt nhất cho hộp giấy. Nhà máy cũng triển khai tất cả các chứng nhận quan trọng về chất lượng, môi trường và an toàn, bao gồm ISO 9001, ISO 14001, ISO 45001 cũng như nhiều tiêu chuẩn quốc tế khác.

                Ông Adolfo Orive, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành Tetra Pak, cho biết nhà máy mới không chỉ là sự đầu tư về mặt tài chính mà còn rút ngắn khoảng cách địa lý tới khách hàng nhằm phục vụ nhanh hơn, tốt hơn, linh hoạt hơn và hiệu quả hơn. Còn theo ông Jeffrey Fielkow, Giám đốc điều hành Tetra Pak Việt Nam, với việc đặt nhà máy tại Việt Nam, sản phẩm sẽ đến với khách hàng Việt nhanh hơn, thuận tiện hơn.

                Tetra Pak khánh thành nhà máy tại Việt Nam khi thị trường thực phẩm dạng lỏng tại Việt Nam phát triển với mức tăng trưởng hàng năm đạt 6% trong 3 năm vừa qua và được dự đoán tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng tương tự trong 3 năm tới, so với tỷ lệ 4% trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và 3%/năm trên toàn cầu.

                Đỗ Lan

                Nguồn: https://www.thesaigontimes.vn

                QUẢNG CÁO
                Tấm lợp sinh thái-banner phải
                DongTienPaper-Intro
                HỘI VIÊN
                • Tân Quảng Phát
                • Lee&Man
                • Mỹ Việt
                • Minh Cường Phát paper
                • Trường Cao Đẳng nghề CN Giấy & Cơ điện
                • Tetra Pak
                • Dương Nhật (5/5/2014)
                • Đông Dương
                • Thuận Thiên Phát
                • Marubeni
                • Vinpas
                • Sức trẻ (17/1/2005)
                • Giấy Sài gòn
                • Tan Phat
                • Minh Vi (23/8/2007)
                • Siemens
                • Linh Xuân
                • Khang Lâm
                • Sojitz (06/5/2009)
                • VOITH-IHI
                • Bao Bì Tấn Đạt
                • Khang Thành
                • MeKong Paper (26/5/1995)
                • HanThai
                • Valmet (26/2/2019)
                • Vina-Kraft
                • Quang Minh Kieu
                • Ecozen-Thiền Sinh Thái
                • Giay Saigon MienTrung (15/3/2005)
                • CRM
                Bản quyền 2012 © CHI HỘI II - HIỆP HỘI GIẤY & BỘT GIẤY VIỆT NAM
                Email: info@ppivn.vn - Website: www.ppivn.vn