THÀNH VIÊN
                BAN CHẤP HÀNH
                • VPPA
                • Đồng Tiến
                • Thuận Phát Hưng
                • Á Châu
                • CPPaper-Phùng Vĩnh Hưng (29/12/2010) - 1988
                • Xuân Mai (15/10/2004)
                • Rạng Đông (04/10/1995)
                • Đông Hải Bến Tre
                • Vĩnh Phú
                • Vietpaper
                • Đức Toàn
                • Thuận An
                CÁC NHÀ TÀI TRỢ
                • Nhataitro-QingLiang
                • Nhataitro-Wanda Boiler
                • Nhataitro-JingXin
                • Nhataitro-Gaoda
                • Nhataitro-Emin Dye
                • Nhataitro-Yunda
                • Nhataitro-HuaLong
                • Nhataitro-ZhongTai
                • Nhataitro-AroxTech
                • Nhataitro-Tianli
                • Nhataitro-Tri-Circle
                • Nhataitro-Sumec
                • Nhataitro-Aixier
                Số người đang online: 69
                Tổng số lượt truy cập: 4.712.069
                Số lượt click trong ngày: 5.588
                Tổng số lượt click: 14.700.767

                Tin kinh tế
                Thứ năm, 30/05/2019 15:05

                Mỹ bị chỉ trích vì danh sách giám sát thao túng tiền tệ

                Việc Mỹ đưa các nước Đông Nam Á bao gồm Singapore, Malaysia và Việt Nam vào danh sách giám sát thao túng tiền tệ là phi lý, theo nhận định của giới phân tích.

                Hôm 29-5, trong báo cáo “Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Mỹ”, Bộ Tài chính Mỹ đưa 3 nền kinh tế Đông Nam Á gồm Malaysia, Singapore và Việt Nam vào danh sách các nước bị giám sát về các thực hành tiền tệ không công bằng. Quyết định này lập tức bị sự phản đối mạnh mẽ của một số nước liên quan cũng như sự chỉ trích của các nhà phân tích. 3 nước Đông Nam Á này cùng với Italy và Ireland là những cái tên mới nhất được đưa vào danh sách trên bao gồm 9 nước, có cả Trung Quốc và các đồng minh của Mỹ như Nhật Bản, Đức và Hàn Quốc.

                Một số nhà quan sát trong khu vực đặt câu hỏi liệu việc đưa các nước Đông Nam Á - cùng với Italy và Ireland vào danh sách có thể có điều gì đó liên quan đến mối quan hệ kinh tế chặt chẽ của họ với Trung Quốc, vốn đang mắc kẹt vào một cuộc chiến thương mại và địa chính trị khốc liệt với Washington.

                “Động thái đó của Mỹ bất chấp tính hợp lý và ngay ở đây tại Singapore, chúng tôi thực sự không tin nổi”, ông Song Seng Wun, nhà kinh tế ở ngân hàng CIMB Private Bank, cho biết.

                Danh sách theo dõi thao túng tiền tệ của Bộ Tài chính Mỹ, được công bố 2 lần mỗi năm, từng gây tranh cãi trong quá khứ về các phương pháp phức tạp được sử dụng để xác định liệu một nước có thao túng đồng nội tệ hay không.

                Tổng cộng có 21 đối tác thương mại lớn bị Bộ Thương mại xem xét về các thực hành tiền tệ trong báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ trong báo cáo lần này.

                Singapore, Malaysia và Việt Nam nằm trong số năm nước mới nhất bị Bộ Tài chính Mỹ đưa vào danh sách giám sát thao túng tiền tệ. Ảnh: AFP

                Theo các quy tắc được sử dụng trong báo cáo mới nhất của Bộ Tài chính Mỹ, một nước có thể được gắn nhãn là nước thao túng tiền tệ nếu dính 3 tiêu chí: có thặng dư tài khoản vãng lai tương đương 2% GDP (giảm so với mức 3% trong tiêu chí trước đây); can thiệp tiền tệ một chiều trong một thời gian dài; và có thặng dư thương mại lớn với Mỹ, ít nhất là 20 tỉ đô la Mỹ. Nước nào dính 2 trong 3 tiêu chí trên sẽ bị đưa vào danh sách giám sát thao túng tiền tệ.

                Singapore bị đưa vào danh sách giám sát vì thặng dư tài khoản vãng lai lớn và mua ngoại tệ khoảng 17 tỉ đô la Mỹ vào năm 2018; Malaysia và Việt Nam được xác định có mức thặng dư thương mại lớn với Mỹ và có mức thặng dư tài khoản vãng lai cao.

                Sau khi Bộ Tài chính chính Mỹ công bố danh sách giám sát thao túng tiền tệ, các ngân hàng trung ương của Malaysia và Singapore đã nhanh chóng phản bác các ám chỉ cho rằng họ đang bóp méo giá trị đồng nội tệ của họ để giành lợi thế trong hoạt động xuất khẩu.

                Trong tuyên bố đưa ra vào cùng ngày, Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS), tức ngân hàng trung ương Singapore, cho biết MAS không thể sử dụng tỷ giá hối đoái để giành lợi thế xuất khẩu vì bản chất của chính sách tiền tệ của MAS không cho phép như vậy.

                Singapore quản lý chính sách tiền tệ thông qua tỷ giá hối đoái, chứ không phải lãi suất và đồng đô la Singapore được phép thả nổi ở một khoảng dao động không được tiết lộ so với rổ tiền tệ được sử dụng nhiều nhất trong thương mại quốc tế.

                MAS cho biết một hành động cố tình làm suy yếu đồng đô la Singapore sẽ khiến lạm phát tăng đột biến và làm ảnh hưởng đến mục tiêu bình ổn giá cả của MAS.

                Malaysia, nước đang áp dụng cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi, cũng đưa ra giải thích tương tự khi cho ra rằng sự biến động của ringgit trong những năm qua cho thấy tính linh hoạt của đồng ringgit.

                Trong tuyên bố của mình, Ngân hàng trung ương Malaysia khẳng định: “Malaysia ủng hộ thương mại tự do và công bằng và không thực hiện các thực hành tiền tệ bất công. Theo như ghi nhận trong báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ, các động thái can thiệp tiền tệ của Ngân hàng trung ương Malaysia diễn ra theo hai chiều của thị trường ngoại hối”.

                Nhà kinh tế Song Seng Wun cho biết ông đang tự hỏi liệu việc đưa Singapore và Malaysia vào danh sách giám sát có phải ví dụ cho thấy các nhân viên của Bộ Tài chính không thực hiện công việc của họ để kiểm tra bối cảnh liên quan?

                Ông cho rằng rất ít người cho rằng các nước Đông Nam Á, đặc biệt là 3 nước có tên tron danh sách giám sát thao túng tiền tệ của Mỹ, giảm giá đồng nội tệ của họ khi mà các yếu tố cơ bản cho thấy sức mạnh tiền tệ của họ.

                Malaysia và Việt Nam nằm trong số các nước được xem là hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Do vậy, Song Seng Wun đặt ra câu hỏi liệu các nước ASEAN đối mặt với nguy cơ bị Washington gắn mác thao túng tiền tệ vì họ được hưởng lợi từ đầu tư bên ngoài, giúp tăng xuất khẩu sang Mỹ?

                Jeffrey Halley, nhà phân tích thị trường cao cấp ở công ty môi giới ngoại hối Oanda, cho biết ông xem vấn đề này có chút gì đó giống “cơn bão trong tách trà”, ám chỉ rằng Mỹ đang lo lắng quá mức.

                Ông đặc biệt phản đối báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ, trong đó, kêu gọi Singapore hạ bớt thặng dư tài khoản vãng lai thông qua việc giảm tỷ lệ tiết kiệm và tăng tiêu dùng trong nước.

                MAS cho rằng thặng dư tài khoản vãng lai của Singapore nên được xem xét “trong bối cảnh” và đó là kết quả của nền kinh tế đang trưởng thành của Singapore, dẫn đến đầu tư giảm và tiết kiệm tăng.

                MAS cho biết con số thặng dư tài khoản vãng lai sẽ giảm xuống khi tiết kiệm công và tư nhân được rút ra để phục vụ các nhu cầu của dân số đang già đi nhanh chóng.

                “Singapore có mức thặng dư tài khoản vãng lai lớn nhưng điều này là nhờ chính sách tốt, luật pháp, cơ sở hạ tầng và lực lượng lao động của Singapore. Nếu hối thúc người dân Singapore nên tiết kiệm ít hơn, có thể chẳng ai nghe cả vì điều đó cũng giống như Singapore khuyên Mỹ kiểm soát súng đạn và ngừng lãng phí tiền xây dựng các bức tường biên giới dài hàng ngàn km”, Jeffrey Halley nói.

                Phản ứng về việc Bộ Tài chính Mỹ đưa Việt Nam vào Danh sách giám sát tại Báo cáo tháng 5-2019 về “Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Mỹ”, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để trao đổi, làm việc về các vấn đề mà Bộ Tài chính Mỹ quan tâm trên tinh thần hợp tác, đồng thời tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế một cách hợp lý, điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường trong nước và quốc tế cũng như đặc thù của kinh tế Việt Nam, không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không lành mạnh.

                Theo South China Morning Post

                QUẢNG CÁO
                Tấm lợp sinh thái-banner phải
                DongTienPaper-Intro
                HỘI VIÊN
                • Đông Dương
                • Vina-Kraft
                • Khang Lâm
                • MeKong Paper (26/5/1995)
                • Sức trẻ (17/1/2005)
                • HanThai
                • Tetra Pak
                • Marubeni
                • Sojitz (06/5/2009)
                • Thuận Thiên Phát
                • Dương Nhật (5/5/2014)
                • Ecozen-Thiền Sinh Thái
                • Bao Bì Tấn Đạt
                • Minh Vi (23/8/2007)
                • VOITH-IHI
                • Quang Minh Kieu
                • CRM
                • Minh Cường Phát paper
                • Lee&Man
                • Trường Cao Đẳng nghề CN Giấy & Cơ điện
                • Siemens
                • Tân Quảng Phát
                • Giay Saigon MienTrung (15/3/2005)
                • Valmet (26/2/2019)
                • Tan Phat
                • Linh Xuân
                • Mỹ Việt
                • Vinpas
                • Khang Thành
                • Giấy Sài gòn
                Bản quyền 2012 © CHI HỘI II - HIỆP HỘI GIẤY & BỘT GIẤY VIỆT NAM
                Email: info@ppivn.vn - Website: www.ppivn.vn