THÀNH VIÊN
                BAN CHẤP HÀNH
                • VPPA
                • Đồng Tiến
                • Thuận Phát Hưng
                • Á Châu
                • CPPaper-Phùng Vĩnh Hưng (29/12/2010) - 1988
                • Xuân Mai (15/10/2004)
                • Rạng Đông (04/10/1995)
                • Đông Hải Bến Tre
                • Vĩnh Phú
                • Vietpaper
                • Đức Toàn
                • Thuận An
                CÁC NHÀ TÀI TRỢ
                • Nhataitro-QingLiang
                • Nhataitro-Wanda Boiler
                • Nhataitro-JingXin
                • Nhataitro-Gaoda
                • Nhataitro-Emin Dye
                • Nhataitro-Yunda
                • Nhataitro-HuaLong
                • Nhataitro-ZhongTai
                • Nhataitro-AroxTech
                • Nhataitro-Tianli
                • Nhataitro-Tri-Circle
                • Nhataitro-Sumec
                • Nhataitro-Aixier
                Số người đang online: 101
                Tổng số lượt truy cập: 4.710.981
                Số lượt click trong ngày: 3.761
                Tổng số lượt click: 14.698.940

                Thời sự
                Thứ ba, 18/12/2012 12:12

                Giá xăng đủng đỉnh vì luật chậm sửa

                Giá xăng dầu thế giới tiếp tục giảm mạnh nhưng như bao lần khác, giá trong nước vẫn đủng đỉnh. Nguyên nhân chính là do quy định quá lạc hậu của nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu.

                Đáng nói là nhiều lần lãnh đạo các bộ ngành đã thừa nhận sự lạc hậu này nhưng việc sửa đổi vẫn trì hoãn.

                 

                Người dân đổ xăng tại cây xăng trên đường Trần Xuân Soạn, Q.7, TP.HCM tối 17-12 - Ảnh: Thuận Thắng

                 

                Các chuyên gia trong lĩnh vực xăng dầu cho rằng việc chậm sửa đổi nghị định 84 sẽ khiến giá xăng không minh bạch, từ đó chỉ mang lại lợi ích cho một bộ phận nhỏ những người trong ngành xăng dầu, trong khi người tiêu dùng và ngay cả các đại lý bán lẻ xăng dầu cũng phải chịu thiệt.

                Có thể giảm ngay 500 đồng/lít

                Theo các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu, hai tuần trở lại đây giá xăng A92 nhập khẩu tại Singapore đã có xu hướng giảm. Trong khoảng 10 ngày qua, đa số phiên giao dịch đều chốt giá ở mức 111-113 USD/thùng. Giá nhập khẩu trên khi nhập VN cộng thêm các khoản thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, các khoản phí và chi phí kinh doanh định mức... vào khoảng 22.250 đồng/lít. Với giá bán lẻ hiện nay đối với xăng A92, chênh lệch giữa giá đầu vào và đầu ra là 900 đồng/lít.

                Như vậy, rõ ràng các doanh nghiệp đầu mối đã có lời. Tuy nhiên, do quy định giá cơ sở phải tính trong khoảng thời gian trung bình 30 ngày kể từ ngày chốt giá trở về trước nên một số doanh nghiệp cho rằng mới chỉ hòa vốn.

                Do thực tế doanh nghiệp đầu mối đang có lãi nên đã mạnh dạn tăng mức chiết khấu cho các đại lý. Nhiều đại lý xăng dầu khẳng định chiết khấu ở mặt hàng xăng A92 đã lên tới 770 đồng/lít và dầu lên tới 850 đồng/lít.

                Một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cho rằng nếu nghị định 84 đã được sửa để giá bán lẻ xăng dầu trong nước diễn biến sát giá thế giới hơn thì thời điểm này, giá bán lẻ xăng A92 đã có thể giảm được khoảng 500 đồng/lít, quyền lợi với người tiêu dùng được đảm bảo và doanh nghiệp đầu mối, đại lý xăng dầu cũng không bị thiệt thòi.

                Không nên chần chừ

                Nghị định 84 về hoạt động kinh doanh xăng dầu có hiệu lực từ tháng 12-2009. Suốt từ đó đến nay, giới kinh doanh xăng dầu, đặc biệt các đại lý, doanh nghiệp tư nhân bán lẻ xăng dầu, đã kêu than về những điểm bất hợp lý khiến quyền lợi của số đông không được đảm bảo.

                Từ giữa năm 2011, trong nhiều cuộc họp liên quan đến lĩnh vực xăng dầu, lãnh đạo Bộ Tài chính, Bộ Công thương đã thừa nhận nghị định 84 có nhiều điểm lạc hậu, không còn phù hợp với tình hình thực tế, cần sửa đổi. Tuy nhiên, suốt từ đó đến nay vẫn chưa thấy bóng dáng của “nghị định 84 mới”.

                Ông Phạm Quốc Tuấn, Công ty TNHH V.P.I (doanh nghiệp cung cấp nhiều dịch vụ trong ngành xăng dầu), cho rằng quy định giá cơ sở 30 ngày cản trở sự linh hoạt của thị trường xăng dầu. Theo ông Tuấn, giá cơ sở nên đưa về mức tính trung bình trong khoảng 10 ngày kể từ ngày chốt giá trở về trước.

                Như vậy, giá trong nước sẽ được điều chỉnh (cả tăng và giảm) sát với giá thế giới hơn. Chu kỳ của giá xăng nhập khẩu tại Singapore cũng thường ở khoảng thời gian 10 ngày chứ không kéo dài 30 ngày.

                Theo ông Tuấn, bên cạnh việc sửa khoảng thời gian tính giá cơ sở, một trong những điểm quan trọng là minh bạch giá cả bằng việc sửa lại phần chi phí định mức kinh doanh (hiện là 600 đồng/lít), tránh như hiện nay doanh nghiệp đầu mối cho biết mức 600 đồng không đủ, từ đó khó xác định họ lỗ lãi như thế nào. Việc nâng mức chi phí kinh doanh định mức sẽ phải đi kèm là mức chiết khấu cho đại lý được nâng lên, đồng thời quy định mức tối thiểu.

                Hiện do không có mức quy định rõ, việc điều hành giá lại cứng nhắc khiến đại lý xăng dầu luôn ở thế bị động, phụ thuộc hoàn toàn vào doanh nghiệp đầu mối.

                Theo các chuyên gia xăng dầu, bên cạnh những điểm bất hợp lý trên, nghị định 84 còn gây cản trở quyền lợi của người tiêu dùng và số đông đại lý bán lẻ xăng dầu ở điểm không có cạnh tranh. Vì thế cần sớm tăng cường tính cạnh tranh ở thị trường xăng dầu cho cả giới đại lý bán lẻ và doanh nghiệp đầu mối.

                Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng nghị định 84 cần được sửa đổi để giải bài toán minh bạch giá xăng dầu theo nguyên tắc thị trường với mục tiêu giảm thiểu tình trạng xin - cho và khuyến khích cạnh tranh. Đi vào chi tiết, ông Phong cho rằng khi sửa nghị định 84 cần rà soát, hoàn thiện những quy định liên quan đến chỉ tiêu kỹ thuật và chi phí hoạt động của ngành xăng dầu, công khai thông tin và khuyến khích phản biện của những người am hiểu thị trường để đưa ra được chính sách quản lý, điều hành hài hòa lợi ích các bên, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội.

                BẠCH HOÀN

                Nguồn:http://tuoitre.vn

                 

                “Vẫn đang cân nhắc các phương án sửa”

                Trao đổi với Tuổi Trẻ về việc sửa nghị định 84/2009, một lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước Bộ Công thương cho biết hiện Bộ Công thương đang xin ý kiến các tỉnh thành, các bộ Giao thông vận tải, Tài nguyên - môi trường... để tổng hợp, từ đó có kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ. Trước kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước và bản thân lãnh đạo Petrolimex cũng đề nghị hiện đã có Nhà máy lọc dầu Dung Quất, nên giảm thời gian dự trữ lưu thông từ 30 ngày hiện nay xuống 20 ngày để giá xăng dầu trong nước bám sát giá thế giới hơn, vị lãnh đạo này cho biết hiện Bộ Công thương vẫn đang cân nhắc các phương án. Tuy nhiên, ông này cho biết Bộ Công thương sẽ trình Thủ tướng Chính phủ ý kiến của mình về việc sửa nghị định 84/2009 trong tháng 12.

                C.V.KÌNH

                Petrolimex thừa nhận đã có lãi

                Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trần Ngọc Năm, phó tổng giám đốc Petrolimex, thừa nhận nếu tính theo đúng quy định (chi phí định mức kinh doanh xăng dầu đối với mặt hàng xăng là 600 đồng/lít, mazut là 400 đồng/kg) thì xăng đang lãi gần 200 đồng/lít, các mặt hàng dầu lãi khoảng 500 đồng/lít, kg. Tuy nhiên định mức trên thấp hơn so với chi phí thực tế rất nhiều, liên bộ Tài chính - Công thương đã dự kiến điều chỉnh định mức từ 600 đồng/lít lên 860 đồng/lít (chưa kể các vùng sâu vùng xa được cộng thêm chi phí) nên thực tế xăng Petrolimex vẫn lỗ gần 100 đồng/lít. Riêng các mặt hàng dầu thì lãi trên 200 đồng/lít, kg.

                Về việc sửa nghị định 84 để giá trong nước tiến sát giá thế giới, ông Trần Ngọc Năm cho rằng “nên sửa quy định về thời gian dự trữ lưu thông bắt buộc từ 30 ngày hiện tại xuống 20 ngày”. Ông Năm cho rằng mức 20 ngày là phù hợp với thực tế VN vì nay đã có Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Với công suất hiện tại, Dung Quất có thể tham gia dự trữ, khi cần sẽ xuất xăng dầu ra đảm bảo nguồn cung cho thị trường.

                C.V.KÌNH

                 

                 

                QUẢNG CÁO
                Tấm lợp sinh thái-banner phải
                DongTienPaper-Intro
                HỘI VIÊN
                • Dương Nhật (5/5/2014)
                • VOITH-IHI
                • Tan Phat
                • MeKong Paper (26/5/1995)
                • Trường Cao Đẳng nghề CN Giấy & Cơ điện
                • Tetra Pak
                • Vina-Kraft
                • Mỹ Việt
                • Minh Cường Phát paper
                • Thuận Thiên Phát
                • Sức trẻ (17/1/2005)
                • Khang Lâm
                • Minh Vi (23/8/2007)
                • HanThai
                • Siemens
                • Bao Bì Tấn Đạt
                • Valmet (26/2/2019)
                • Vinpas
                • Tân Quảng Phát
                • Đông Dương
                • Marubeni
                • Giấy Sài gòn
                • Lee&Man
                • Giay Saigon MienTrung (15/3/2005)
                • Linh Xuân
                • Ecozen-Thiền Sinh Thái
                • CRM
                • Khang Thành
                • Sojitz (06/5/2009)
                • Quang Minh Kieu
                Bản quyền 2012 © CHI HỘI II - HIỆP HỘI GIẤY & BỘT GIẤY VIỆT NAM
                Email: info@ppivn.vn - Website: www.ppivn.vn