THÀNH VIÊN
                BAN CHẤP HÀNH
                • VPPA
                • Đồng Tiến
                • Thuận Phát Hưng
                • Á Châu
                • CPPaper-Phùng Vĩnh Hưng (29/12/2010) - 1988
                • Xuân Mai (15/10/2004)
                • Rạng Đông (04/10/1995)
                • Đông Hải Bến Tre
                • Vĩnh Phú
                • Vietpaper
                • Đức Toàn
                • Thuận An
                CÁC NHÀ TÀI TRỢ
                • Nhataitro-QingLiang
                • Nhataitro-Wanda Boiler
                • Nhataitro-JingXin
                • Nhataitro-Gaoda
                • Nhataitro-Emin Dye
                • Nhataitro-Yunda
                • Nhataitro-HuaLong
                • Nhataitro-ZhongTai
                • Nhataitro-AroxTech
                • Nhataitro-Tianli
                • Nhataitro-Tri-Circle
                • Nhataitro-Sumec
                • Nhataitro-Aixier
                Số người đang online: 75
                Tổng số lượt truy cập: 4.714.701
                Số lượt click trong ngày: 9.487
                Tổng số lượt click: 14.704.666

                Tin kinh tế
                Thứ năm, 08/06/2023 07:06

                Doanh nghiệp Việt bỏ quên một thị trường lớn?

                Hạn chót để giành được giấy chứng nhận Halal mới của Indonesia là vào tháng 10-2024. Hiện có khoảng 1.000 doanh nghiệp Việt Nam có giấy chứng nhận Halal cũ. Liệu các doanh nghiệp trong nước có bỏ lỡ cơ hội làm ăn ở thị trường Hồi giáo đông dân nhất thế giới?

                Nhiều khách hàng Ấn Độ và Malaysia quan tâm đến nông sản chế biến của Việt Nam tại hội chợ Thaifex tổ chức tháng 5-2022 tại Bangkok.
                Ảnh: Trần Quỳnh

                Nhà hàng, hãng bán lẻ và doanh nghiệp thực phẩm đang trong nỗ lực “nước rút” để giành được chứng nhận Halal mới trước cuối tháng 10-2024. Chính phủ Indonesia đang khuyến khích các hoạt động kinh doanh tuân thủ theo luật Hồi giáo, nhằm thu hẹp khoảng cách với nền kinh tế Hồi giáo hàng đầu như Malaysia, Ảrập Saudi và Các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất (UAE).

                Không có Halal không an tâm

                Tại một cửa hàng tiện lợi FamilyMart ở Jakarta, khách hàng luôn đặt câu hỏi là liệu những cái bánh trong tủ trưng bày “có Halal không”. Khách chỉ ngưng hỏi kể từ khi cửa hàng trưng bày giấy chứng nhận có con dấu của Cơ quan cấp chứng nhận sản phẩm Halal của Indonesia (BPJPH).

                Từ giữa tháng 4-2023, Fajar Mitra Indah, hãng con của tập đoàn Wings Group ở Indonesia và là nhà điều hành FamilyMart tại địa phương, thông báo rằng họ đã được chính phủ cấp giấy Halal. Chứng nhận này xác thực rằng tất cả thực phẩm và đồ uống được chuẩn bị tại cửa hàng được xem là “sản xuất bằng các nguyên liệu và quy trình tuân thủ luật Hồi giáo”.

                Sumber Alfaria Trijaya – nhà điều hành nội địa của chuỗi Lawson – đang nỗ lực xin cấp giấy Halal cho chuỗi cửa hàng tiện lợi này. Trong khi đó, các nhà hàng liên kết với chuỗi cà phê Kopi Kenangan, cũng như các chuỗi sushi như Ichiban Sushi và Genki Sushi, đã nhận được giấy chứng nhận.

                Theo Nikkei Asia, Chính phủ Indonesia đang yêu cầu các công ty thực phẩm và đồ uống phải có chứng nhận Halal từ BPJPH trước tháng 10-2024. Doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền hoặc rút sản phẩm khỏi kệ hàng nếu không đáp ứng hạn chót. Chính phủ cũng có kế hoạch dần dần mở rộng yêu cầu Halal sang các lĩnh vực kinh doanh khác.

                Thực phẩm không phải Halal vẫn có thể được bán ở Indonesia sau tháng 10 năm tới, nhưng phải có dán nhãn “không Halal”. Có nghĩa là thị trường “không Halal” sẽ teo lại, không thể dựa vào sức mua dồi dào của thị trường 225 triệu người Hồi giáo trong tổng số 280 triệu dân của Indonesia.

                Đòn bẩy kinh tế mới

                Giấy chứng nhận Halal bắt buộc là một phần trong nỗ lực của Tổng thống Joko Widodo nhằm tạo niềm tin lớn hơn đối với các sản phẩm Halal của xứ vạn đảo. Tuy Indonesia là nơi có dân số Hồi giáo lớn nhất thế giới, giấy chứng nhận do hội đồng giáo sĩ Majelis Ulama Indonesia (MUI) cấp lại bị xem là lỏng lẻo hơn so với một số nước Hồi giáo khác. Trong khi đó, chứng nhận Halal do Cơ quan giám sát các vấn đề Hồi giáo của Chính phủ Malaysia cấp lại được xem là “tiêu chuẩn vàng” trên toàn thế giới.

                Trong khi nội các chính phủ của ông Widodo tìm cách tăng cường giám sát đối với quy trình cấp chứng nhận thông qua BPJPH, MUI sẽ tiếp tục xử lý quy trình sàng lọc và phê duyệt.

                Tiêu chuẩn Halal được cập nhật dự kiến sẽ thúc đẩy chi tiêu hộ gia đình, chiếm khoảng một nửa GDP của Indonesia. Chứng nhận đối ứng giữa các quốc gia cũng có thể mở rộng xuất khẩu của Indonesia. Nhiều doanh nghiệp Indonesia coi động thái này là một cách để thu hút thêm nhiều du khách, thương gia Hồi giáo trong và ngoài nước. Khoảng 100 công ty, bao gồm cả những doanh nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm, mỹ phẩm, bất động sản và thời trang, đã tham gia triển lãm thương mại bỏ túi Halal Move on Fest Ramadhan đầu tháng 4 vừa rồi nhân tháng chay Ramadhan.

                Chính phủ nước này cũng công bố Kế hoạch tổng thể kinh tế Hồi giáo, bao trùm nhiều ngành công nghiệp từ thực phẩm đến thời trang, du lịch và tài chính. Trong giai đoạn 5 năm kết thúc vào năm 2025, chính phủ dự kiến mức tiêu thụ nội địa đối với các sản phẩm và dịch vụ Halal sẽ tăng 15% lên 281,6 tỉ đô la.

                Khám phá cơ hội nhưng kinh doanh phải tuân thủ luật Hồi giáo nghiêm ngặt là tiêu chí hàng đầu trong kinh doanh ở xứ sở Hồi giáo lớn nhất thế giới. Ra mắt chính thức năm 2022, Hijra Taaruf – ứng dụng hẹn hò dành cho người Hồi giáo – hiện có hơn 400.000 người dùng. Được thiết kế theo phong tục của người Hồi giáo, ứng dụng yêu cầu phái nữ có người đi kèm cho những buổi hẹn hò đầu tiên.

                Hãng dược Bio Farma của chính phủ đã phát triển một loại vaccine Covid-19 theo chuẩn Halal có tên IndoVac trong năm 2022 nhằm mục đích xuất khẩu sang các nước châu Phi và các thị trường khác. Năm 2021, chi nhánh của tập đoàn Unilever ở Indonesia đã thành lập một trung tâm nghiên cứu và phát triển tập trung vào các sản phẩm Halal tại xứ này.

                Nhưng nhìn chung, Indonesia đã tụt hậu so với một số quốc gia khác trong việc phát triển nền kinh tế Hồi giáo, mặc dù có dân số Hồi giáo lớn hơn. Hiện nước này đứng thứ tư trong số 81 nước thuộc bảng xếp hạng các nền kinh tế Hồi giáo do tổ chức Dinar Standard tại Mỹ thực hiện, xếp sau Malaysia, Ảrập Saudi và Các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất (UAE).

                Sản phẩm Halal xuất khẩu còn khiêm tốn

                Do những khó khăn và quy định ngặt nghèo của tiêu chuẩn Halal đối với sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, các sản phẩm Halal xuất khẩu của Việt Nam hiện nay chủ yếu là nông sản, nguyên liệu đầu vào cho một số ngành như nước giải khát…

                Xuất khẩu sản phẩm Halal của Việt Nam đạt khoảng 10,5 tỉ đô la trong năm 2021. “Một con số rất khiêm tốn”, theo lời ông Trần Phú Lữ, Phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư và thương mại TPHCM (ITPC).

                Hiện chỉ khoảng 1.000 doanh nghiệp Việt Nam ở gần 60 tỉnh thành Việt Nam được cấp giấy chứng nhận Halal cũ. Với giấy chứng nhận Halal mới, các chuyên viên thương mại và quan chức ngành công thương nói với Kinh tế Sài Gòn “đang theo dõi và sẽ sớm cập nhật các tiêu chuẩn và quy trình mới”.

                Nhưng các doanh nghiệp Việt thường chỉ tập trung vào hai thị trường gần là Indonesia và Malaysia. Trong khi đó, ít doanh nghiệp biết rằng Ấn Độ là một thị trường Halal tiềm năng lớn thứ hai thế giới về quy mô dân số với hơn 170 triệu người theo đạo Hồi trong tổng số dân hơn 1,4 tỉ.

                Tiếp cận thị trường khác biệt về văn hóa và tập tục là một thách thức với các doanh nghiệp Việt. Và ngành công nghiệp Halal của Hàn Quốc có thể là ví dụ tốt bởi họ gặp cái khó tương tự Việt Nam gần 30 năm trước.

                Các hoạt động đầu tiên của ngành Halal Hàn Quốc bắt đầu vào năm 1994 và gặp không ít thách thức trong việc định vị trên thị trường Halal. “Bởi vì, cộng đồng Hồi giáo khá nhỏ vì chỉ chiếm 0,4% dân số cả nước và Hàn Quốc không có uy tín trên bản đồ Halal”, Tiến sĩ James Noh, Chủ tịch Viện công nghiệp Halal và Hiệp hội xuất khẩu Halal Hàn Quốc, phát biểu tại một hội thảo do Bộ Công Thương tổ chức hồi tháng 6-2022. Hàn Quốc đã tìm cách học hỏi kinh nghiệm và hợp tác với các quốc gia cư dân Hồi giáo chiếm đa số.

                Tương tự như Hàn Quốc bởi không có cộng đồng Hồi giáo lớn, nhưng Thái Lan và Brazil là những câu chuyện thành công về khai thác một thị trường khác biệt.

                Nhật Bản có thể là bài học thành công mới. Chính phủ nước này đã tạo điều kiện cho các tổ chức cấp giấy chứng nhận Halal mở văn phòng tại đây. Hồi tháng 4-2022, hội đồng giáo sĩ MUI đã mở văn phòng tại Tokyo nhằm thúc đẩy quá trình cấp phép Halal nhanh cho các doanh nghiệp Nhật xuất hàng sang thị trường Halal khổng lồ của Indonesia.

                Nikkei Asia nói thị trường Trung Đông cũng đang trong tầm ngắm của người Nhật. Theo Bộ Tài chính Nhật Bản, xuất khẩu đến các nước như Ảrập Saudi, Qatar, Jordan và Israel đạt 93 triệu đô la trong năm 2022, tăng 28% so với năm trước đó.

                Kể từ năm 2019, các lô hàng đi Trung Đông đã tăng 65%, vượt xa mức tăng 50% trong tổng xuất khẩu thực phẩm của Nhật Bản. Các chứng nhận Halal hay Kosher (cho người Do Thái) giúp ẩm thực Nhật với các loại nấm shiitake và enoki trở nên phổ biến hơn ở các nước Trung Đông.

                Theo Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC), trong năm 2022 người Hồi giáo đã chi 2.000 tỉ đô la cho thực phẩm, quần áo, du lịch, dược phẩm và phong cách sống dựa trên các nhu cầu tiêu dùng có đạo đức lấy cảm hứng từ đức tin Hồi giáo. Khoản chi tiêu này dự kiến sẽ đạt 2.800 tỉ đô la trong năm 2025.

                Uớc tính rằng tài sản tài chính Hồi giáo trên toàn thế giới đạt 3.600 tỉ trong năm 2022 và dự kiến sẽ tăng lên 4.900 tỉ đô la vào năm 2025.

                •  

                 

                 

                 

                 

                 

                 

                 

                Ricky Hồ

                Nguồn: https://thesaigontimes.vn

                QUẢNG CÁO
                Tấm lợp sinh thái-banner phải
                DongTienPaper-Intro
                HỘI VIÊN
                • Ecozen-Thiền Sinh Thái
                • Linh Xuân
                • Giấy Sài gòn
                • Siemens
                • MeKong Paper (26/5/1995)
                • Khang Thành
                • HanThai
                • CRM
                • Lee&Man
                • Bao Bì Tấn Đạt
                • Tetra Pak
                • Minh Vi (23/8/2007)
                • VOITH-IHI
                • Mỹ Việt
                • Tân Quảng Phát
                • Giay Saigon MienTrung (15/3/2005)
                • Dương Nhật (5/5/2014)
                • Thuận Thiên Phát
                • Valmet (26/2/2019)
                • Đông Dương
                • Sức trẻ (17/1/2005)
                • Trường Cao Đẳng nghề CN Giấy & Cơ điện
                • Sojitz (06/5/2009)
                • Vina-Kraft
                • Marubeni
                • Vinpas
                • Quang Minh Kieu
                • Minh Cường Phát paper
                • Tan Phat
                • Khang Lâm
                Bản quyền 2012 © CHI HỘI II - HIỆP HỘI GIẤY & BỘT GIẤY VIỆT NAM
                Email: info@ppivn.vn - Website: www.ppivn.vn