THÀNH VIÊN
                BAN CHẤP HÀNH
                • VPPA
                • Đồng Tiến
                • Thuận Phát Hưng
                • Á Châu
                • CPPaper-Phùng Vĩnh Hưng (29/12/2010) - 1988
                • Xuân Mai (15/10/2004)
                • Rạng Đông (04/10/1995)
                • Đông Hải Bến Tre
                • Vĩnh Phú
                • Vietpaper
                • Đức Toàn
                • Thuận An
                CÁC NHÀ TÀI TRỢ
                • Nhataitro-QingLiang
                • Nhataitro-Wanda Boiler
                • Nhataitro-JingXin
                • Nhataitro-Gaoda
                • Nhataitro-Emin Dye
                • Nhataitro-Yunda
                • Nhataitro-HuaLong
                • Nhataitro-ZhongTai
                • Nhataitro-AroxTech
                • Nhataitro-Tianli
                • Nhataitro-Tri-Circle
                • Nhataitro-Sumec
                • Nhataitro-Aixier
                Số người đang online: 55
                Tổng số lượt truy cập: 4.710.507
                Số lượt click trong ngày: 2.975
                Tổng số lượt click: 14.698.154

                Thời sự
                Thứ năm, 18/07/2019 09:07

                Chính sách công nghiệp đừng ảo tưởng FDI: Làm thế nào?

                Ưu đãi, ưu ái nhưng cuối cùng thu hút đầu tư nước ngoài lại là tối đa hoá lợi nhuận cho FDI.

                Tại hội thảo công nghiệp 4.0 và chính sách công nghiệp, kinh nghiệm từ Đức và gợi ý chính sách cho Việt Nam, tổ chức ngày 12/7, các nhận định đều cho rằng những đóng góp thật sự của FDI với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam là tương đối hạn chế.

                Cảnh báo từ chuyên gia người Đức còn nói thẳng: "FDI có thể tạo ra những chuyển giao công nghệ nhất định nhưng nếu nghĩ rằng nhờ FDI mà vươn lên đuổi kịp các nước khác thì đó là một ảo tưởng".

                Chinh sach cong nghiep dung ao tuong FDI: Lam the nao?
                Thu hút FDI không phù hợp, lợi bất cập hại. Ảnh: Baodautu

                Đồng tình cao với nhận định trên, ông Vũ Đức Quyết - Nguyên Giám đốc Sở Công thương Bắc Ninh chứng minh từng điểm cụ thể.

                Lấy dẫn chứng từ câu chuyện của SamSung, ông Quyết cho biết, Việt Nam thu hút FDI với chính sách mở cửa, ưu đãi rất nhiều, tuy nhiên, khi doanh nghiệp FDI vào Việt Nam lại mang theo đủ dây chuyền công nghệ sản xuất bao gồm từ công nghệ, máy móc, kỹ thuật cho tới nhân công, lao động, vì thế, sản phẩm tạo ra là sản phẩm của Hàn Quốc, Việt Nam gần như không tham gia được vào.

                Thứ hai, những công đoạn sản xuất của SamSung ở Việt Nam chủ yếu đều tập trung vào những công đoạn rất đơn giản, tham gia được vào dây chuyền sản xuất của SamSung đã khó nhưng để chiếm được những công đoạn có giá trị cao hơn là rất ít.

                Với hạn chế này việc hy vọng doanh nghiệp Việt có thể dựa lưng FDI để lớn dần lên, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, tiến tới làm chủ công nghệ cao là không thực tế.

                Thứ ba, về kỳ vọng làm thay đổi tư duy, mô hình quản trị, nâng cao trình độ quản lý, mục tiêu này cũng không đạt được kỳ vọng, do nhân sự, con người quản lý cũng là của SamSung mang từ Hàn Quốc sang.

                Thành tích nổi bật trong thu hút FDI có lẽ tạo được một phần công ăn việc làm cho lao động khu vực phổ thông, có môi trường, có cơ sở để bán sức lao động.

                "Thu hút FDI vào Việt Nam nhưng cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận cho SamSung. Nhìn vào cả một quá trình sản xuất, từ đầu vào tới đầu ra, từ vốn đầu tư xây dựng, cho tới nguyên vật liệu, máy móc, kỹ thuật, tới việc bán hàng, xuất khẩu đều thuộc tầm kiểm soát của SamSung. Đó là chưa kể tình trạng chuyển giá, thu thuế trong nước chưa được kiểm soát chặt chẽ, có nguy cơ gây thất thu, lãng phí lớn", ông Quyết nói.

                Tuy nhiên, vị nguyên lãnh đạo ngành công thương Bắc Ninh khẳng định, nói như vậy không có nghĩa chúng ta phủ nhận đóng góp của FDI với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội. Chỉ có điều, giá trị cũng như cơ hội Việt Nam nhận được so với những gì đã bỏ ra là chưa tương xứng. Ngoài ra, sự phát triển lệch pha, chưa tương xứng giữa chiến lược thu hút FDI với quá trình phát triển của nền kinh tế còn là một mối lo.

                Nguy cơ nhìn thấy ngay là tác động của sự dịch chuyển giữa cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp nhưng cơ sở hạ tầng lại chưa được chuẩn bị, chưa sẵn sàng đáp ứng được quá trình đô thị hóa diễn ra quá nhanh thì có thể nguồn thu được từ FDI về ngân sách còn chưa đủ để tiêu tốn cho việc giải quyết các vấn đề xã hội. Cụ thể là vấn đề nhà ở cho lao động, cho việc phát triển hạ tầng, tiêu tốn cho việc xử lý ô nhiễm môi trường.

                Đáng lo ngại hơn, sự phụ thuộc, bị động, dựa dẫm vào FDI về lâu dài có thể sẽ gây ra những biến động, bất ổn khó lường. Nhất là khi dòng vốn FDI rút đi, nền kinh tế, sản xuất trong nước rất có thể sẽ phải chịu những cơn sang chấn rất mạnh.

                Như vậy, khi thu hút thì chấp nhận mọi thứ từ đầu tư nước ngoài để rồi khi rút đi sẽ chẳng nhận được gì là một sai lầm lớn.

                Do đó, vị chuyên gia cho rằng, chiến lược thu hút FDI phải được điều chỉnh theo hướng cụ thể hóa, gắn với chiến lược phát triển công nghiệp của từng giai đoạn.

                Ông lấy ví dụ, khi thu hút SamSung vào Việt Nam, cần phải đặt ra lộ trình trong giai đoạn 7-10 năm là giai đoạn cho nhà đầu tư hoàn vốn. Ở giai đoạn tiếp sau, tức vào khoảng 20-30 năm, là thời điểm doanh nghiệp trong nước phải được tiếp cận, chuyển giao dần dây chuyền công nghệ, máy móc. Phải từng bước nắm chắc được kỹ thuật, từng bước phát triển theo chiều sâu, đầu tư công nghệ mới, hiện đại sẵn sàng tham gia sâu vào chuỗi sản xuất của doanh nghiệp. Trách nhiệm này cả phía nhà đầu tư và phía doanh nghiệp trong nước phải cùng làm.

                "Đừng chờ đợi nhà đầu tư gắn bó 50-70, khi họ chuẩn bị rút rồi khi đó mới tính chuyện chuyển giao công nghệ. Nếu không có chính sách ràng buộc, không có cơ chế chuyển giao công nghệ, không có chiến lược rõ ràng, họ sẵn sàng rút đi, kết quả để lại chỉ là những gánh nặng xã hội", ông Quyết nói.

                Từ những nhìn nhận trên, ông Quyết cho hay, muốn biến chính sách FDI không giúp nền kinh tế có cơ hội đuổi kịp nền công nghiệp thế giới thì ngay từ khi đón FDI vào nước phải có tính toán cho phù hợp.

                Trước tiên, phải xây dựng chính sách thu hút theo từng giai đoạn, từng thời kỳ cụ thể.

                Ở giai đoạn 1, có thể thu hút FDI theo dạng hỗn hợp, dự án nào, lĩnh vực nào cũng kêu gọi đầu tư nhưng giai đoạn hiện nay phải đi vào thu hút có chọn lọc, thu hút theo chiều sâu. Tập trung chủ yếu vào những dự án lĩnh vực công nghệ cao.

                Đi cùng với đó phải xác định rõ mục tiêu, kế hoạch của từng giai đoạn cụ thể để sau mỗi giai đoạn thu hút, phải nâng được trình độ, năng lực của doanh nghiệp trong nước lên một nấc thang mới. Mục tiêu này bao gồm từ vấn đề quản lý cho tới trực tiếp sản xuất, tạo ra sản phẩm.

                "Giai đoạn học hỏi, làm thuê cần được nhanh chóng kết thúc trong một khoảng thời gian ngắn và sau đó chuyển sang giai đoạn thứ hai, là khi doanh nghiệp trong nước đã bắt đầu tham gia được từng công đoạn sản xuất, quản lý của chuỗi sản xuất đó", ông Quyết nói.

                Ở giai đoạn thứ ba, cũng là giai đoạn năng lực doanh nghiệp trong nước đã được nâng lên, nhân sự quản lý từng bước làm chủ được công nghệ, kỹ thuật, sẵn sàng tiếp nhận mọi sự chuyển giao từ phía doanh nghiệp FDI.

                Kết thúc giai đoạn thứ ba cũng là thời điểm doanh nghiệp trong nước đã làm chủ được các hoạt động sản xuất trong dây chuyền công nghệ mới, tự thiết kế, sản xuất ra được sản phẩm của riêng mình.

                "Đó là những bước đi tuần tự theo một lộ trình nhất định, tuy nhiên, nếu quan sát có thể thấy doanh nghiệp trong nước rất nhanh, rất sáng tạo, và có thể học hỏi, tiếp nhận kỹ thuật nhanh hơn rất nhiều nếu được chuyển giao sớm.

                Điển hình như Vingroup, họ đã tạo ra được một chiếc ô tô chỉ trong một thời gian rất ngắn, tức là họ đã đi tắt và đi rất nhanh. Họ tự thiết kế, tạo ra được sản phẩm sau đó mới mua công nghệ của nước ngoài và sử dụng trình độ quản lý trong nước", ông Quyết phân tích.

                Cũng theo ông Quyết, để mỗi lộ trình có thể đạt được kết quả tốt nhất thì ngoài sự nỗ lực của doanh nghiệp trong nước, yếu tố quan trọng nhất chính là cơ chế, chính sách phát triển chung của nhà nước.

                Theo ông Quyết, ngoài yêu cầu phải có chính sách công nghiệp chủ động, tạo được hiệu ứng tích cực từ FDI và chuỗi giá trị toàn cầu thì chính sách của nhà nước phải chọn được dự án FDI tốt, chọn FDI không dựa trên điều hướng của tiêu cực tham nhũng. 

                Như vậy, ở đây lại phải bàn tới yếu tố con người. Những người tham gia xây dựng chính sách thu hút FDI có làm việc một cách minh bạch, trách nhiệm và có đủ khả năng để lựa chọn được những dự án FDI tốt hay không?

                "Nếu chỉ dựa vào tâm thế và năng lực, chúng ta hoàn toàn tự tin với đội ngũ cán bộ hiện tại, họ đủ sức, đủ khả năng xây dựng được một chính sách thu hút FDI, chính sách phát triển công nghiệp tốt nhất. Vấn đề là ai làm? Làm như thế nào?

                Nếu để cho một nhóm lợi ích họ tự ngồi với nhau để xây dựng chính sách thì rõ ràng sản phẩm tư duy được tạo ra sẽ mang màu sắc lợi ích, thiếu minh bạch, đi theo một hướng lệch lạc, không vì lợi ích chung", ông Quyết nói rõ.

                Đối với doanh nghiệp trong nước, ông Quyết cho rằng cần phải có chính ưu đãi nhưng phải minh bạch, tránh tình trạng ưu đãi sai đối tượng, sai người làm méo mó môi trường cạnh tranh ngay chính giữa các doanh nghiệp trong nước.

                Theo đó, chính sách phát triển có thể xây dựng theo hướng chia theo nhóm cụ thể, đi cùng mỗi nhóm đó là một cơ chế ưu đãi khác nhau.

                Việc này các bộ ngành quản lý trung ương và địa phương phải phối hợp, làm việc với nhau.

                Theo ông Quyết, hiện đang có thực tế mâu thuẫn, chồng chéo trong công tác quản lý giữa các bộ ngành với nhau, dẫn tới việc xây dựng chính sách cũng mang tính cá nhân, cục bộ, chưa được thống nhất, đồng bộ. Đây là hạn chế lớn cũng gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước.

                Lam Nguyễn

                Nguồn: http://baodatviet.vn

                QUẢNG CÁO
                Tấm lợp sinh thái-banner phải
                DongTienPaper-Intro
                HỘI VIÊN
                • Sức trẻ (17/1/2005)
                • Quang Minh Kieu
                • Bao Bì Tấn Đạt
                • Minh Cường Phát paper
                • Sojitz (06/5/2009)
                • Mỹ Việt
                • Giay Saigon MienTrung (15/3/2005)
                • Thuận Thiên Phát
                • Đông Dương
                • Minh Vi (23/8/2007)
                • Khang Thành
                • Marubeni
                • Siemens
                • Vinpas
                • Ecozen-Thiền Sinh Thái
                • CRM
                • VOITH-IHI
                • Giấy Sài gòn
                • Tan Phat
                • Trường Cao Đẳng nghề CN Giấy & Cơ điện
                • Linh Xuân
                • Valmet (26/2/2019)
                • Vina-Kraft
                • Tetra Pak
                • Lee&Man
                • Khang Lâm
                • Tân Quảng Phát
                • MeKong Paper (26/5/1995)
                • Dương Nhật (5/5/2014)
                • HanThai
                Bản quyền 2012 © CHI HỘI II - HIỆP HỘI GIẤY & BỘT GIẤY VIỆT NAM
                Email: info@ppivn.vn - Website: www.ppivn.vn